Popcorn brain – não “phân mảnh”

6 min read

Hãy tưởng tượng rằng bạn đang cố gắng xem một bộ phim thú vị trên màn hình lớn. Tuy nhiên, bạn không thể tập trung vào nội dung của bộ phim, mà thay vào đó, bạn bị cuốn vào việc kiểm tra tin nhắn điện thoại, lướt mạng xã hội và đọc email. Đó chính là trạng thái của popcorn brain – sự phân tán và khó tập trung.

Bạn lên to-do list những đầu việc buổi chiều, sau đó multitask để nhanh chóng hoàn thành. Nhưng mọi việc diễn ra trái với những gì bạn mong đợi. Bạn càng “nhảy” liên tục giữa các đầu việc, lại càng chẳng xong hẳn được việc nào.

Nếu bạn thấy mình gặp những biểu hiện tương tự, có thể bạn đã gặp phải hiện tượng mang tên popcorn brain (tạm dịch: não bỏng ngô). Đây là trạng thái mà não bị phân tán và không thể tập trung, khiến chúng ta khó khăn trong việc duy trì sự tập trung và hiệu suất làm việc.

Popcorn brain là gì?

Popcorn brain được nhắc tới lần đầu năm 2011 bởi David Levy, nhà nghiên cứu thuộc Đại học Washington (Mỹ).

Đây là tình trạng xảy ra khi khả năng chú ý của não bị “phân mảnh” và không chịu đứng yên. Nó khiến ta khó tập trung vào duy nhất một vấn đề mà luôn tìm cách chuyển hướng, đang nghĩ chuyện này thì suy nghĩ lại “xọ” chuyện kia dù không cố ý. Tình trạng đó được ví như hình ảnh hạt ngô “nhảy” lúc nổ bỏng.

Biểu hiện của popcorn brain?

  • Dễ bị phân tâm dù có yếu tố tác động bên ngoài hay không: Khả năng tập trung giảm, bạn dễ bị phân tâm bởi những ảnh hưởng xung quanh.
  • Cảm thấy choáng ngợp và khó kiểm soát: Trí nhớ ngắn hạn là nơi tiếp nhận thông tin, và tạo ra căng thẳng tiềm ẩn giúp thông tin đó được chú ý. Vậy nên, khi có quá nhiều thông tin và nhiệm vụ đến cùng một lúc, lượng căng thẳng tiềm ẩn cũng tăng lên nhiều lần, tạo ra cảm giác hỗn loạn, không biết phải làm gì.
  • Tìm kiếm sự trấn an từ mạng xã hội: Đó là trạng thái mà bạn liên tục kiểm tra lượt thích và lượt xem trên mạng xã hội. Bạn cố gắng tìm sự công nhận từ thế giới ảo để định giá bản thân, nhưng hành vi này cũng tạo thành một thói quen không tốt cho não: luôn cần dopamine để cảm thấy thoải mái.
  • Bận rộn nhưng không đi đôi với chất lượng: Bạn có xu hướng thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng một lúc mà không hoàn thành được bất kỳ một nhiệm vụ nào.

Vì sao não không chịu “đứng yên”?

Có một số lí do giải thích tại sao não của chúng ta không chịu đứng yên:

Sử dụng mạng xã hội quá nhiều

Cuộc sống hiện đại đầy thú vị và kích thích, với thông tin không bao giờ ngừng chảy vào từ nhiều nguồn. Điện thoại thông minh, mạng xã hội, và các thiết bị di động khác đều góp phần làm phân mảnh não.

Theo tiến sĩ Mazher Ali, chuyên gia tâm thần học tại Bệnh viện CARE (Hyderabad, Ấn Độ), việc sử dụng mạng xã hội quá nhiều là nguyên nhân chính dẫn đến popcorn brain.

Khi các nội dung ngắn hơn xuất hiện, chúng lại kích thích người dùng phải liên tục lướt lên, cuộn xuống và check từng cái thông báo. Vậy là não bộ phải tiếp nhận hàng chục, hàng trăm trạng thái, hình ảnh, video mỗi ngày, từ đó trở nên phân mảnh.

Tác dụng phụ của làm việc trực tuyến và đa nhiệm

Hình thức WFH nổi lên từ giai đoạn covid 19, và cho đến hiện tại vẫn còn được ưa chuộng, đòi hỏi sự kết nối liên tục, đặc biệt với những công việc đòi hỏi sự nhanh nhạy và kịp thời.

Khi bạn làm việc đa nhiệm. Khi phải “chạy show” từ task này qua task khác, bạn phải “vật lộn” để nhớ chi tiết từng task. Điều này dễ khiến bạn cảm thấy mọi việc choáng ngợp và khó kiểm soát.

Cách hạn chế não “nổ” bỏng ngô?

Chúng ta biết rằng mạng xã hội góp phần lớn vào trạng thái popcorn brain, nhưng loại bỏ hoàn toàn nó là khó khăn. Vì bên cạnh việc cập nhật thông tin, mạng xã hội còn có vai trò là công cụ làm việc, phương tiện giao tiếp và thậm chí là một cách để giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống.

Thay vào đó, chúng ta có thể giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội đối với não bộ và cải thiện khả năng tập trung thông qua một số tips sau đây:

Giảm kích thích từ môi trường

Bạn nên tắt thông báo đẩy của hầu hết các ứng dụng, chỉ để lại thông báo từ một số cần thiết như app làm việc, email, tin nhắn.

Một cách khác là đặt chế độ “im lặng” (silent) khi bạn thực sự cần tập trung – khi đó chỉ những thuê bao trong danh mục khẩn cấp mới gọi được vào máy bạn.

Hạn chế thời gian sử dụng điện thoại thông minh và truy cập mạng xã hội. Thiết lập thời gian riêng để tập trung vào công việc hoặc hoạt động sáng tạo.

Batching & blocking

Bạn gom các đầu việc có thể làm cùng lúc (batching) và đặt một khung giờ nhất định (blocking) để hoàn thành, tránh phân mảnh khả năng tập trung.

Ví dụ chúng ta có thể giành ra 2 tiếng đồng hồ để hoành thành các công việc được giao, 1 tiếng đồng hồ nghỉ ngơi ăn trưa. Đặc biệt giành ra 30 phút để lướt mạng xã hội, thu thập thông tin hoặc trao đổi nếu cần.

Dành thời gian “detox” khỏi thiết bị điện tử

Bạn chọn một hoạt động không cần dùng thiết bị điện tử (như yoga, thiền định, đan móc len, đọc sách…), và dành ít nhất 30 phút – 1 tiếng ở bất cứ thời điểm nào trong ngày bạn thấy phù hợp để thực hiện. Đây là thời gian cần thiết giúp bạn “tập huấn” não bộ trở lại với khả năng tập trung vào một việc nhất định.

Hãy tận hưởng mỗi khoảnh khắc và đặt não bộ của bạn trên con đường lành mạnh!

Source: https://vietcetera.com/vn/popcorn-brain-la-gi-ma-khien-nao-phan-manh

Avatar photo

One Reply to “Popcorn brain – não “phân mảnh””

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *