Tìm hiểu về lạm phát trong kinh tế

2 min read

Ắt hẳn bạn đã ít nhất 1 lần nghe về lạm phát trong các buổi thời sự. Vậy bạn có biết lạm phát là gì không? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Đi từ thực tế

Ví dụ hôm nay bạn mua 1 ổ bánh mì Sài Gòn siêu to với giá 20k. Ngày mai bạn cũng đi mua 1 ổ bánh mì ở quán đó, nhưng bây giờ giá của nó là 25k, trong khi nguyên vật liệu vẫn giống hệt ổ hôm qua. Vậy thì hôm nay, giá cả đã tăng thêm 5k, tỉ lệ lạm phát là 25% so với hôm qua. Hiểu đơn giản, lạm phát là sự mất giá của tiền tệ, cùng 1 món hàng, sẽ phải bỏ nhiều tiền hơn để mua.

Trong thực tế, tỉ lệ lạm phát được nhà nước tính theo chu kì hàng tháng, quý hoặc năm, quy định ra 654 loại hàng hóa thiết yếu, tính toán giá trị tăng giảm của chúng và đưa ra 1 con số cho thấy chỉ số tiêu dùng của cả nước (CPI) để tính toán tỉ lệ lạm phát.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây nên lạm phát có thể là do ngân hàng trung ương tăng cung tiền, sự mất cân đối cung cầu, tăng chi phí lãi suất,… Nếu không có chính sách giải quyết hợp lí, có thể gây nên khủng hoảng kinh tế cho quốc gia. Ví dụ như ở Venezuela, tỉ lệ lạm phát đã tăng đến hơn 10.000% (tham khảo), giá của 1 ổ bánh mì đã lên tới hàng tỷ, đời sống người dân vô cùng khó khăn.

Đối ngược với lạm phát, chúng ta có 1 khái niệm gọi là giảm phát, có nghĩa là giá trị của tiền tệ tăng lên trong thời gian dài, cung vượt cầu. Nghe qua có vẻ là dấu hiệu tốt cho nền kinh tế, nhưng hoàn toàn ngược lại. Giảm phát sẽ khiến cho việc đầu tư từ nước ngoại giảm, bởi chênh lệch giá tiền tệ cao, suy giảm thu nhập và mua sắm, có thể dẫn đến khủng hoảng việc làm.

Ta thấy quản lí tiền tệ là việc vô cùng khó khăn, cần phải tỉ mỉ và khôn ngoan, chính sách tiền tệ sai lầm có thể sẽ đưa đất nước vào khủng hoảng. Hy vọng thông qua bài viết trên có thể giúp bạn phần nào hiểu được về lạm phát và nguyên nhân xảy ra lạm phát.

Avatar photo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *