Giới thiệu
Các lập trình viên khi bắt đầu một dự án java thường băn khoăn nên chọn build tool nào. Có hai lựa chọn thường gặp là Gradle và Maven. Chúng ta sẽ đi vào phân tích ưu nhược điểm của từng loại và tìm ra tool tốt hơn, thích hợp hơn để các software engineer có thể đưa ra lựa chọn tốt nhất.
Maven là gì ?
Maven là công cụ quản lý và thiết lập tự động 1 dự án phần mềm. Chủ yếu dùng cho các lập trình viên java. Được kế thừa và phát triền từ apache ant.
Maven dùng khái niệm Project Object Model (POM) để mô tả việc build project.Maven tải các thư viện, plug-in từ 1 hoặc nhiều repositories. Maven cung cấp việc hỗ trợ tải file từ repository trung tâm của Maven và các repositories khác. Cũng có thể upload các sản phẩm lên repository sau khi đã build xong.
Maven được xây dựng dựa trên kiến trúc plugin – cho phép sử dụng bất kỳ ứng dụng điều khiển nào thông qua đầu vào tiêu chuẩn. Về mặt lý thuyết, điều này cho phép bất kỳ ai cũng có thể viết các plugin để giao tiếp với các build tool.
Điều này khiến việc quản lý phiên bản và quản lý phụ thuộc trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Gradle là gì ?
Gradle là một hệ thống tự động build mã nguồn mở, dựa trên các khái niệm về Apache Ant và Apache Maven và giới thiệu một ngôn ngữ dành riêng dựa trên Groovy thay vì XML form được sử dụng bởi Apache Maven để khai báo cấu hình dự án.
Gradle được thiết kế để xây dựng đa dự án và có thể phát triển đến quy mô khá lớn. Nó hỗ trợ các bản builds tăng dần bởi việc xác định một cách thông minh phần nào của cây build được cập nhật, bất kỳ yêu cầu nào phụ thuộc duy nhất vào các phần này đều không cần phải thực thi lại.
Gradle vs Maven
Basis | Gradle | Maven |
---|---|---|
Based on | Gradle dựa trên việc phát triển các dự án ngôn ngữ theo từng lĩnh vực cụ thể. | Maven dựa trên việc phát triển phần mềm hoàn toàn bằng ngôn ngữ Java. |
Configuration | Gradle sử dụng Groovy-based Domain-specific language (DSL) để tạo project structure. | Maven sử dụng Extensible Markup Language (XML) để tạo project structure. |
Focuses on | Phát triển ứng dụng bằng cách thêm các tính năng mới vào ứng dụng. | Phát triển ứng dụng trong thời gian giới hạn nhất định. |
Performance | Gradle hoạt động tốt hơn maven vì nó được tối ưu hóa để chỉ theo dõi task đang chạy hiện tại. | Maven không tạo ra các tệp tạm thời cục bộ trong quá trình tạo phần mềm và do đó chậm hơn. |
Java Compilation | Gradle tránh việc biên dịch. | Maven cần phải biên dịch. |
Usability | Đây là một công cụ mới, đòi hỏi người dùng phải dành nhiều thời gian để làm quen. | Công cụ này phổ biến, được nhiều người dùng sử dụng và dễ dàng tìm kiếm hơn. |
Customization | Công cụ này có khả năng tùy chỉnh cao vì nó hỗ trợ nhiều IDE khác nhau. | Công cụ này chỉ phục vụ một số lượng hạn chế các nhà phát triển và không thể tùy chỉnh nhiều. |
Languages supported | Gradle hỗ trợ phát triển phần mềm bằng Java, C, C++ và Groovy. | Maven hỗ trợ phát triển phần mềm bằng Java, Scala, C#. |
Project Configuration | Không sử dụng XML để cấu hình dự án, | Sử dụng XML để cấu hình dự án. |
Based on | Biểu đồ về sự phụ thuộc của các task thực hiện công việc. | Các giai đoạn của mô hình cố định và tuyến tính. |
Goal | Mục tiêu chính của Gradle là bổ sung các function vào dự án. | Mục tiêu chính của Maven là hoàn thành dự án trong thời gian quy định. |
Kết luận
Gradle nhìn chung tối ưu và mạnh mẽ hơn Maven nhưng maven có lợi thế về sự phổ cập và đường cong học tập. Thường Gradle sẽ được sử dụng cho các dự án mới như Kotlin. Còn các hệ thống cũ sẽ sử dụng Maven để đồng bộ với các source code có sẵn.