Tất tần tật về độ ưu tiên trong CSS

2 min read

Độ ưu tiên trong CSS là gì? Vì sao nó quan trọng? Chúng ta hãy xem qua tình huống dưới đây nhé

Có bao giờ các bạn code CSS cho một website nào đó mà khi code xong lại không được kết quả như mong muốn mặc dù không có sai sót gì trong code của mình. Và lúc đó, bạn nhận ra rằng thì ra có 1 đoạn code CSS ai đã code trước đó sử dụng #idinline style hoặc !important

Hèn chi code CSS của chúng ta không chạy. Lúc này bạn mới nhận ra rằng độ ưu tiên trong CSS nó rất là quan trọng. Vì thế bài viết này ta sẽ cùng tìm hiểu tất tần tật về độ ưu tiên trong CSS nó như thế nào nhé.

1. Khái niệm Selector

Selector là một thành phần của syntax CSS, được sử dụng để xác định các phần tử bạn muốn tạo style bằng CSS. CSS selector cho trình duyệt biết các phần tử HTML nào để áp dụng các giá trị thuộc tính CSS. Nó lựa chọn các phần tử HTML dựa trên id, class, loại, thuộc tính của chúng, …

css

Ví dụ ở hình ảnh trên, selector ở đây chính là h1, như vậy toàn bộ lệnh trên là ta đang gắn style cho toàn bộ thẻ <h1> trong file HTML

2. Độ ưu tiên trong CSS

Độ ưu tiên trong CSS sẽ được xác định dựa trên selector ta khai báo. Để biết được selector nào sẽ được ưu tiên về style hơn, ta sẽ sử dụng quy tắc tính điểm. Quy tắc như sau:

  • Các element (thẻ) như là p, div, section, … có độ ưu tiên thấp nhất, với điểm: (0, 0, 0, 1)
  • Tiếp theo là các class, pseudo-class như :hover, :focus, … hoặc các attribute như: input[type="text"],… có độ ưu tiên thứ ba, với điểm: (0, 0, 1, 0)
  • Tiếp đến là các id như #header, #banner, … có độ ưu tiên thứ nhì, với điểm: (0, 1, 0, 0)
  • Cuối cùng là inline-style có độ ưu tiên cao nhất, với điểm: (1, 0, 0, 0)

Nếu ta khai báo selector giống nhau (độ ưu tiên ngang nhau) thì đoạn style được khai báo sau sẽ được ưu tiên

p { color: red }
p { color: blue }

Ở đoạn khai báo trên thì màu chữ của thẻ <p> sẽ là blue (xanh dương) vì nó được khai báo sau

* Lưu ý

  • Universal Selector * có độ ưu tiên thấp hơn cả element
  • Từ khoá !important có độ ưu tiên cao hơn cả inline-style, có thể coi điểm là: (1, 0, 0, 0, 0)
  • Các pseudo-element như :before, :after được coi là 1 element, với điểm: (0, 0, 0, 1)

* Một số ví dụ

Selector này có 3 thẻ: ul, li, a; có 1 id: #nav và có 1 class .active
Selector này có 3 thẻ body, h2 gồm cả thẻ gốc và thẻ anh em; có 2 class .ie7, col-3
Selector này có 7 thẻ: ul (2 lần), li (3 lần), ol (1 lần), :first-letter (pseudo-element)

3. Tổng kết

Trên đây là những điều mình muốn chia sẻ với mọi người về độ ưu tiên trong CSS. Nếu mọi người muốn tìm hiểu sâu hơn và luyện tập thêm thì các bạn có thể truy cập link dưới đây.

https://www.w3schools.com/css/css_specificity.asp

Chúc mọi người có ngày làm việc thật tốt :3

Avatar photo

Clean Code: Nguyên tắc viết hàm trong lập trình…

Trong quá trình phát triển phần mềm, việc viết mã nguồn dễ đọc, dễ hiểu là yếu tố then chốt để đảm bảo code...
Avatar photo Dat Tran Thanh
3 min read

Clean Code: Nguyên tắc comment trong lập trình

Trong lập trình, code không chỉ là một tập hợp các câu lệnh để máy tính thực thi, mà còn là một hình thức...
Avatar photo Dat Tran Thanh
3 min read

Clean Code: Nguyên tắc xử lý lỗi (Error Handling)

Trong quá trình phát triển phần mềm, việc xử lý lỗi không chỉ là một phần quan trọng mà còn ảnh hưởng trực tiếp...
Avatar photo Dat Tran Thanh
4 min read

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *