- User Story là gì? User Story còn được một số người gọi với cái tên là Scenario (kịch bản) để mô tả một yêu cầu từ người dùng.
- Use Case là gì? Use case cũng có vài điểm gần giống như một User Story nhưng nó sẽ mô tả cách tương tác giữa người dùng và phần mềm. Use Case là một mô tả đầy đủ về tất cả những trường hợp mà người dùng sử dụng phần mềm sẽ gặp phải.
Qua đó, giúp người lập trình nắm bắt những cách giúp người dùng tương tác với phần mềm để đạt kết quả mong muốn. Đồng thời, loại bỏ những thao tác sai khiến người dùng không đạt kết quả khi sử dụng phần mềm.
- Sự giống và khác nhau giữa User Story và Use Case 3.1 Giống nhau: Các User Story thường được bắt đầu giống như các Use Case. Mỗi User Story sẽ mô tả một cách sử dụng phần mềm, tập trung vào kết quả và đều được viết bằng ngôn ngữ người dùng.
Cả User Story và Use Case đều sử dụng ngôn ngữ tự nhiên của của doanh nghiệp và chỉ kể một phần chứ không phải tất cả.
3.2 Khác nhau:
Mặc dù User Story và Use Case được định nghĩa khá giống nhau chúng vẫn có những khác biệt. Đảm nhận những vai trò khác nhau trong một dự án phần mềm và giúp dự án được vận hành tốt hơn.
User Story là những gì cần thiết:
Khi bạn viết một User Story, những gì bạn mô tả là nhu cầu của người dùng. Một điều gì đó mà người dùng cần để thực hiện công việc của họ mà nếu bạn không tạo ra phần mềm cho họ thì điều đó sẽ tồn tại mãi.
Chẳng hạn trong ví dụ trên là chức năng tìm kiếm và thay thế. Nếu không có phần mềm người dùng sẽ phải tìm và thay thế một cách thủ công, mất nhiều thời gian và không hiệu quả.
Use Case là cách mà phần mềm sẽ tương tác đối với yêu cầu của người dùng:
Một nhà phát triển phần mềm cần khả năng đọc một Use Case và hiểu phần mềm cần làm gì. Có rất nhiều chi tiết và mô tả mọi thứ mà người phát triển cần xây dựng để đáp ứng nhu cầu người dùng.
Đó là lý do tại sao Use Case cần được chi tiết, rõ ràng và không mơ hồ. Bạn có thể thấy Use Case trong ví dụ trên được viết chi tiết từng bước thao tác người dùng và cách mà phần mềm phản hồi.
User Story phải dễ đọc và hiểu đối với người dùng:
Khi bạn viết một User Story, điều bạn cần tập trung là làm cách nào để bất kì ai cũng có thể đọc hiểu. User Story cần được mô tả một cách đầy đủ trong vài câu, đó là lý do vì sao User Story thường là một bảng tóm tắt và được viết trong những tấm thẻ, giấy note, ghi chú…
Use Case sẽ mô tả một đầy đủ về cách phần mềm tương tác với người dùng:
Khi bạn lên danh sách các Use Case, điều bạn cần làm chính là đưa ra một giải pháp về chức năng phần mềm cho nhu cầu của người dùng. Nó phải là một giải pháp mà những người phát triển có thể triển khai khi xây dựng phần mềm.
Một User Story có thể có nhiều Use Case và khi bạn tập hợp tất cả Use Case vào một tài liệu. Lúc đó, bạn sẽ có một tập hợp đầy đủ mô tả những tương tác giữa người dùng với phần mềm mà bạn sẽ làm.
Và nếu phần mềm của bạn phải tương tác với nhiều hệ thống, bạn có thể xem các hệ thống như là những người dùng trong Use Case.
Một khi bạn hiểu được sự khác nhau giữa User Story và Use Case, bạn sẽ biết chức năng của chúng trong dự án. Nếu hiện tại bạn chỉ sử dụng User Story hoặc Use Case thì trong dự án sau hãy bắt đầu thử nghiệm việc dùng cả hai nhé.