Quốc kỳ Nhật Bản: ý nghĩa và dấu mốc

4 min read

Quốc kỳ Nhật Bản và ý nghĩa “vòng tròn của mặt trời”

Quốc kỳ Nhật Bản (日本の国旗 Nihon no Kokki) là một lá cờ hình chữ nhật có nền trắng với một hình tròn màu đỏ lớn tượng trưng cho mặt trời nằm ở chính giữa. Trong tiếng Nhật, quốc kỳ được gọi là Nisshōki (日章旗 – Nhật chương kỳ), tức: Cờ huy hiệu mặt trời), song được biết đến với tên gọi thông tục hơn là Hinomaru (日の丸  – Nhật chi hoàn, nghĩa: vòng tròn của mặt trời). Đây cũng chính là lý do Nhật Bản thường được gọi là “đất nước mặt trời mọc”. Tuy thiết kế giản lược xong quốc kỳ Nhật Bản lại mang rất nhiều ý nghĩa. 

Ý nghĩa quốc kỳ Nhật Bản

Tượng trưng cho nữ thần Amaterasu
Theo như huyền sử Nhật Bản thì nữ thần Amaterasu chính là vị thần mặt trời đã tạo ra nước Nhật Bản cách đây 2700 năm. Và ngài cũng được coi là tổ tiên của Thiên Hoàng đầu tiên. Còn theo như các thư tịch cổ có ghi lại thì là cờ quốc kỳ này lần đầu tiên được dùng bởi Thiên hoàng Văn Vũ khi ông dùng nó để biểu tượng cho mặt trời trong một công đường xử án năm 701. Và được dùng bởi tướng quân Nhật trong thế kỷ XII khi chiến đấu với quân xâm lược Mông Cổ và dần trở nên phổ biến trong hoàng thất.
Tượng trưng cho đức tính của người Nhật Bản
Nếu như vòng tròn đỏ tượng trưng cho mặt trời thì màu trắng trên lá cờ lại tượng trưng cho các đức tính tốt của người Nhật. Đó chính là sự trung trực, ngay thẳng và nỗ lực không ngừng. Quốc kỳ không chỉ là vật đánh dấu chủ quyền của dân tộc mà còn biểu hiện cho cả một thời kỳ đấu tranh gian khổ để giành lấy chủ quyền ấy.

“Dấu mốc” quan trọng trong lịch sử quốc kỳ Nhật Bản

Sử dụng lần đầu tiên năm 701 – dưới thời Mommu

Theo những ghi chép cũ, lá cờ Nhật Bản Hinomaru được sử dụng lần đầu tiên được sử dụng năm 701 bởi hoàng đế Mommu. Mommu dùng lá cờ này để tượng trưng cho mặt trời của triều đình vào năm đó. Do vậy, có thể hiểu nôm na là đất nước Nhật Bản thời kỳ huy hoàng bắt đầu từ triều đình Mommu.
Tuy nhiên, quốc kỳ ngày nay cũng từng được kéo lên vào thập kỷ XIII – trong cuộc chiến chống xâm lược người Mông Cổ – do các tướng quân Shougn sử dụng.

Sự thay đổi và cải biến

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, quốc kỳ Nhật Bản đã trải qua nhiều biến thể mới có hình ảnh như ngày hôm nay. Và một trong các biến thể đó là Húc Nhật Kỳ ( 旭日旗 – Kyokujitsuki), sử dụng trong chiến tranh thứ 2 (1939 – 1945) đại diện cho lực lượng quân sự của đế quốc Nhật Bản. 

Phiên bản để lại ấn tượng cho người dân cũng như các nước bị Nhật Bản xâm chiến đó chính là hình ảnh vòng tròn đỏ ở giữa với những tia sáng đỏ chiếu xung quanh. Có thể thấy sự ảnh hưởng của phiên bản này đến với quốc kỳ nước Bangladesh với hình tròn màu đỏ với nền xanh lá.

Được chính thức công nhận năm 1999

Lá cờ Nhật Bản lần đầu tiên được công nhận chính thức vào năm 1870 với tư cách là cờ của các thuyền buôn. Tuy nhiên, phải tới năm 1999 thì nó mới chính thức trở thành quốc kỳ của Nhật.


Mặc dù vậy Hinomaru là quốc kỳ Nhật Bản trên thực tế trong suốt Chiến tranh thế giới thứ hai và trong thời kỳ Nhật bị  Mỹ chiếm đóng. Trong khoảng thời gian này, để được treo Hinomaru người ta cần phải có sự chấp thuận từ Tư lệnh Tối cao của Đồng Minh tại Nhật Bản là Douglas MacArthur. Ban đầu có những hạn chế nghiêm ngặt về việc treo quốc kỳ Nhật Bản bị hạn chế. Nguyên nhân là nó bị coi là gắn liền với những hành động quân sự bị chỉ trích của Nhật trong chiến tranh, song không đến mức độ cấm hoàn toàn.

Cờ Nhật từng được hỏi mua lại với giá hơn 4.300 tỷ đồng?

Tưởng chừng như là một câu chuyện đùa. Nhưng đây lại là câu chuyện có thật xảy ra tại thời Minh Trị. Khi lá cờ được công nhận và sử dụng trong lĩnh vực giao thương với nước ngoài. Lúc này thì đã được các nước Pháp, Anh, Hà Lan hỏi mua lại với 5 triệu yên lúc bấy giờ (tương đương 4.345 tỷ đồng hiện nay). Mặc dù chính quyền Minh Trị lúc bấy giờ vô cùng nghèo nàn tuy nhiên, bán cờ đồng nghĩa với việc bán nước. Vì thế họ đã quyết định từ chối các lời đề nghị này.

Tham khảo: Wikipedia

Avatar photo

Dark Triad Personality Traits

Hiểu và Quản lý Bộ Ba Tối trong Quản lý Đội Nhóm Bộ Ba Tối đề cập đến ba đặc điểm tính cách –...
Avatar photo Duy Vu Van
5 min read

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *