Phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh(1930-1931)

6 min read

Xứ Nghệ luôn là vùng đất anh hùng, ghi dấu nhiều chiến công trong trang sử vàng dân tộc. Cao trào 1930-1931, đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh đến hôm nay vẫn vang vọng hào khí, để lại những giá trị lớn lao cho đời sau. Dòng máu Xô viết anh hùng vẫn chảy trong huyết quản nhiều thế hệ, trở thành niềm tự hào thiêng liêng của người xứ Nghệ.

Ảnh tư liệu.

Hoàn cảnh lịch sử

-Thế giới đang ở trong thời kì đại khủng hoảng là thời kỳ suy thoái kinh tế toàncầu diễn ra hầu hết trong những năm 1930, bắt đầu ở Hoa Kỳ.

– Đế quốc Pháp trút tất cả gánh nặng cuộc khủng hoảng ở Pháp lên vai các thuộc địa.

– Hành động đàn áp, khủng bố của thực dân Pháp diễn ra khắp nơi gây không khí chính trị căng thẳng.

– Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đảm nhận sứ mệnh lãnh đạo cuộc đấu tranh chống đế quốc và phong kiến.

– Đường lối của Đảng đã phản ánh đúng nguyện vọng của quần chúng, được tuyên truyền rộng rãi, làm cho ý thức giác ngộ của quần chúng ngày một nâng cao. Các tổ chức quần chúng cách mạng được diễn ra khắp cả nước.

Điều kiện trực tiếp

Cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh là sự phát triển tất yếu của quá trình đấu tranh cách mạng của công nhân và nông dân nước ta trong những năm 1930 – 1931. Phong trào đấu tranh đặc biệt mạnh mẽ từ Ngày Quốc tế lao động 1/5/1930, lần đầu tiên công – nông và dân chúng tỏ rõ dấu hiệu đoàn kết với vô sản thế giới và biểu dương lực lượng của mình. Từ thành phố đến nông thôn, trên cả ba miền đất nước đã xuất hiện nhiều truyền đơn, cờ Đảng, mít tinh, bãi công, biểu tình, tuần hành thị uy. 

Diễn biến

Mở đầu cao trào là cuộc biểu tình của 1,200 công nông Vinh – Bến Thủy nhân ngày Quốc tế Lao động 1/5/1930. Tại nơi tập trung đông công nhân các nhà máy, ngọn lửa biểu tình bốc cao ngùn ngụt. Thực dân Pháp đã đàn áp dã man khiến 7 người chết, hàng chục người đã hy sinh tại đây. Nét nổi bật của cuộc biểu tình ngày 1/5/1930 ở Vinh-Bến Thuỷ là “Lần đầu tiên trong lịch sử cachs mạng xử ta, công-nông-binh bắt tay nhau giưuax trận tiền”.

Liên tiếp sau đó, nhiều cuộc đấu tranh vô cùng sôi nổi và quyết liệt của Nhân dân ta diễn ra khắp Nghệ An, Hà Tĩnh. Các đội “tự vệ đỏ” ra đời đã hỗ trợ nông dân 2 tỉnh dồn dập tấn công vào chính quyền thực dân, phong kiến. Trước bão táp cách mạng của quần chúng, chính quyền thực dân phong kiến ở nhiều vùng Nghệ Tĩnh bị rối loạn, nhiều nơi bị tê liệt hoặc tan rã.

Tháng 9/1930, phong trào công – nông phát triển tới đỉnh cao; quần chúng đã vũ trang tự vệ, biểu tình thị uy có vũ trang, tiến công vào cơ quan chính quyền của địch ở địa phương.  Hàng loạt cuộc biểu tình nổ ra ở 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, tiêu biểu là cuộc biểu tình của nông dân Hưng Nguyên và Can Lộc. Tại Nghệ An, sáng 12/9, khoảng 8,000 nông dân của 3 tổng: Phù Long, Thông Lãng (Hưng Nguyên) và Nam Kim (Nam Đàn) hàng ngũ chỉnh tề, trang bị gậy gộc, giáo mác, dây thừng, giương cờ đỏ búa liềm kéo về ga Yên Xuân. Khi đoàn biểu tình vừa tiến đến Thái Lão, thực dân Pháp cho máy bay ném bom vào giữa đám đông làm nhiều người chết và bị thương. Buổi chiều, bà con nông dân ra khâm liệm và mai táng những người đã hy sinh, máy bay Pháp lại đến tàn sát một lần nữa làm 217 người chết, 125 người bị thương và hàng chục người bị bắt giam càng làm cho phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân vùng lên như bão táp, bộ máy chính quyền của thực dân và phong kiến tay sai ở nhiều huyện bị tê liệt, ở nhiều xã bị tan rã. Các tổ chức cơ sở đảng ở địa phương đã kịp thời lãnh đạo quần chúng thực hiện quyền làm chủ, tự đứng ra quản lý đời sống của mình, thực hiện nhiệm vụ của chính quyền nhân dân theo hình thức Xô Viết.

Từ giữa tháng 9/1930, khắp nơi trong tỉnh đã tổ chức mít tinh, biểu tình, truy điệu những đồng bào đã hy sinh ở Thái Lão ngày 12/9. Lớn nhất là cuộc lễ truy điệu do Tỉnh ủy tổ chức ở làng Lộc Đa (nay thuộc xã Hưng Lộc, thành phố Vinh) và ở chợ Cồn (huyện Thanh Chương). Cuộc mít tinh và lễ truy điệu ở chợ Cồn có hàng chục ngàn quần chúng tới dự với hàng trăm tự vệ đỏ bảo vệ.

Vào cuối tháng 10/1930, trong bối cảnh cao trào cách mạng đang phát triển bất chấp sự khủng bố dã man của địch và bắt đầu phải đối phó với âm mưu, thủ đoạn mới của chúng, Đảng bộ Nghệ An đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ Nhất tại làng Đông Xuân (tổng Xuân Liễu, huyện Nam Đàn, nay địa điểm đó thuộc xã Xuân Tường, huyện Thanh Chương).

Sau Đại hội, mặc dù đế quốc Pháp dùng bom đạn hòng dập tắt phong trào cách mạng, nhưng trong tháng 10 và tháng 11/1930 vẫn diễn ra những cuộc biểu tình lớn, trong đó nổi bật và có ý nghĩa lớn lao nhất là 2 cuộc biểu tình kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga tại huyện Yên Thành và Diễn Châu vào ngày 7/11/1930.

Như vậy, chỉ trong vòng gần 1 năm (từ 1/5/1930 – đầu năm 1931), phong trào đấu tranh của công nông 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã lan rộng từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi lên miền núi, gây những tổn thất nhất định cho chính quyền thực dân nửa phong kiến.

Bài học kinh nghiệm từ phong trào Xô Viết Nghệ Tình

Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh đã để lại bài học quý giá về công tác tư tưởng, xây dựng khối liên minh công-nông, mặt trân dân tộc thống nhất, cũng như tổ chức lãnh đạo quần chúng đấu tranh

Xô Viết Nghệ Tĩnh và cao trào cách mạng 1930-1931 là cuộc diễn tập đầu tiên của đảng và quần chúng cách mạng chuẩn bị cho chủ nghĩa cách mạng tháng Tám 1945. Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh dù đã qua nhiều năm tháng nhưng vẫn vang mãi khí phách kiên cường cách mạng cùng với lòng yêu nước tha thiết của nhân dân ta trước vận mệnh đất nước lâm nguy, là bài học cũng như niềm tự hào của người dân Nghệ Tĩnh nói riêng và cả nước nói chung.

Nguồn:
Wikipedia
https://hatinh.gov.vn/vi/tin-tuc-su-kien/tin-bai/16889/xo-viet-nghe-tinh-niem-tu-hao-thieng-lieng

Avatar photo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *