Những yếu tố tạo lên một bài thuyết trình hay

6 min read

Trong mỗi cuộc thuyết trình, không chỉ nội dung mà cách bạn trình bày cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng sự ấn tượng và tương tác tích cực từ khán giả. Hơn nữa, một bài thuyết trình không chỉ đơn thuần là việc truyền đạt thông tin mà còn là cơ hội để bạn kết nối, thuyết phục và ghi nhớ trong tâm trí của người nghe.

Nhưng điều gì tạo nên một bài thuyết trình thực sự hay? Có lẽ không chỉ là việc có kiến thức chuyên môn và sự tự tin khi trình bày, mà còn là việc sử dụng các yếu tố tạo nên sự hấp dẫn, tương tác và gây ấn tượng mạnh mẽ.

Trong bài phân tích này, chúng ta sẽ khám phá những yếu tố quan trọng nhất mà một bài thuyết trình hay cần phải có

1. Có mục tiêu rõ ràng

– Khi thuyết trình cần xác định mục tiêu của việc thuyết trình, ví dụ cái chúng ta
muốn người nghe hiểu là gì, quan hệ chúng ta muốn tạo dựng là gì, với ai và cái chúng ta muốn người nghe thực hiện….

– Khi có mục tiêu rõ ràng thì bài thuyết trình mới có thể đi đúng hướng và đạt hiệu quả. Không thể thuyết phục được ai trong khi ngay cả bản thân mình cũng không rõ mình đang nói về vấn đề gì và nhằm để làm gì.

– Mục tiêu rõ ràng để khán giả nắm được các nội dung chính

– Mục tiêu là điểm kết của buổi thuyết trình mà người làm thuyết trình muốn truyền tải tới khán giả và khi kết thúc thuyết trình đạt được các mục tiêu đó

– Có mục tiêu rõ ràng sẽ giúp người làm thuyết trình truyền tải được và thể hiện được cách thức, phương pháp truyền tải nội dung

– Chúng ta phải trả lời các câu hỏi chủ yếu sau: Lý do của buổi thuyết trình là gì? Tại sao bạn thực hiện buổi thuyết trình? Thời gian trình bày được xác định bao lâu? Không gian và địa điểm tổ chức ở đâu?… để có bài thuyết trình đạt hiệu quả nhất.

2. Phù hợp với đối tượng

– Nội dung phù hợp thì thính giả mới ngồi nghe và có nghề thuyết trình

– Nội dung phù hợp, buổi thuyết trình sẽ được đánh giá cao

– Có nhiều khán giả, mỗi khán giả có một sở thích, một lập trường, một cách thức nhận biết khác nhau, vì vậy bài thuyết trình hiệu quả là bài phải dựa trên người nghe chứ không dựa vào người nói

– Phù hợp với đối tượng là phù hợp về nội dung, phù hợp về cách thức truyền tải nội dung

-Phải phân tích đối tượng người nghe bằng cách hãy suy nghĩ về chủ đề thuyết trình dưới góc độ của người nghe, tập trung vào kiến thức của họ về vấn đề chúng ta thuyết trình đến đâu, ngôn ngữ sử dụng như thế nào, mối quan tâm của họ là gì, những định kiến, tâm trạng, quan hệ của người nghe…

3. Có cấu trúc logic và nhất quán

 

Các vấn đề được trình bày phải liên quan chặt chẽ với nhau và có tính logic. Một bài thuyết trình lủng củng thì sẽ không bao giờ hiệu quả. Nó sẽ gây ra sự khó chịu đối với người nghe.

– Về cấu trúc, nhìn chung, một bài thuyết trình thường được chia làm 3 phần: phần mở đầu, phần thực hiện nội dung và phần kết thúc

– Cấu trúc logic thể hiện nội dung thuyết trình phải có sự phù hợp về nội dung, các nội dung lớn nhỏ phải thống nhất và nhất quán

– Trình bày ý tưởng theo logic, theo thứ tự thời gian, trình bày từ tổng thể tới cụ thể, từ điều đã biết đến cái chưa biết, từ những điều đã được chấp nhận tới những mâu thuẫn, trình bày theo quan hệ nhân-quả, từ vấn đề tới giải pháp… Thứ tự các nội dung phải đi theo thứ tự nội dung định sẵn

– Nhất quán: Nhất quán về quan điểm, nhất quán về nội dung trình bày, nhất quán về phương pháp hình thành mục tiêu…

4. Sử dụng giao tiếp ngôn từ và phi ngôn từ phù hợp

– Giao tiếp ngôn từ và phi ngôn từ là cách thức mà người thuyết trình muốn chuyển tới khán giả

– Ngôn ngữ phải rõ ràng mạch lạc, giọng điệu có lên có xuống. Yếu tố phi ngôn ngữ cũng rất quan trọng: Dáng đi, dáng đứng cách nhìn để duy trì mối liên hệ với thính giả. Nếu như chúng ta cứ cúi gằm mặt xuống chăm chăm đọc bài đã chuẩn bị sẵn, điều đó sẽ khiến thính giả ngủ gục hết.

– Một bài thuyết trình không chỉ hiệu quả bằng nội dung trình bày mà cách thức trình bày sẽ giúp khán giả hiểu rõ về nội dung và cảm thấy hứng thú khi nghe thuyết trình

– Ngôn từ và phi ngôn từ phải phù hợp với thính giả. Vì nó sẽ làm tăng tính lôi cuốn và hấp dẫn; Nhấn mạnh những điểm quan trọng trong thông điệp của chúng ta; Tạo lập được mối quan hệ thân thiện với người nghe…

– Ngôn từ sử dụng nên chọn theo hướng tích cực, khích lệ người nghe. Tránh dùng những từ diễn tả sự bi quan hay ủy mị. Nếu dùng thuật ngữ cần có định nghĩa rõ ràng để tránh sự hiểu lầm. Ngôn ngữ cơ thể và hình ảnh minh họa không thể không quan tâm khi thuyết trình

5. Phân bổ thời gian hợp lý

– Không thể cứ nói vòng vo mãi phần mở đầu trong khi đó phần giải quyết vấn đề
chưa đề cập tới đã hết thời gian quy định. Cần phải có một sự phân bổ hợp lý và đều đặn, không nói nhanh quá và cũng không nên chậm quá.

– Bạn phải dự trù thời gian bị gián đoạn do những câu hỏi từ phía khán giả trong lúc trình bày. Bạn phải làm sao hoàn thành phần kết luận trước thời gian dự trù. Tránh hiện tượng khán giả ra về trước khi chúng ta xong phần kết luận. 

– Thời gian thuyết trình: Bạn phải biết thời gian cho phép là bao nhiêu. Xác định tổng thời gian cần trình bày. Đặc biệt cần lưu ý thời gian để trả lời các câu hỏi.

– Chú ý không làm mất thời gian của người nghe, không nên nói quá dài dòng. Muốn có một bài thuyết trình hiệu quả chỉ có cách là chuẩn bị chu đáo và luôn luôn tập luyện.

Với sự hiểu biết và áp dụng linh hoạt các yếu tố này, chúng ta có thể nâng cao khả năng thuyết trình của mình và tạo ra những bài thuyết trình mang tính tương tác cao, giữ chân và tạo ấn tượng đối với khán giả và người nghe.

Avatar photo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *