Những Lưu Ý Khi Xây Dựng Ứng Dụng Bằng Nodejs

5 min read

I. Ưu điểm của Node.js

1. Non-Blocking và Event-Driven

Node.js hoạt động trên kiến trúc non-blocking và event-driven. Điều này có nghĩa là nó có thể xử lý nhiều yêu cầu đồng thời mà không cần chờ đợi yêu cầu trước đó hoàn tất. Điều này đặc biệt hữu ích cho các ứng dụng cần nhiều I/O, như những ứng dụng yêu cầu tương tác với cơ sở dữ liệu hoặc truy cập hệ thống tệp thường xuyên.

2. Sử Dụng Một Ngôn Ngữ Duy Nhất

Với Node.js, các nhà phát triển có thể sử dụng JavaScript cả ở phía client và server. Việc thống nhất này đơn giản hóa quy trình phát triển, vì các nhóm có thể làm việc với một ngôn ngữ trong toàn bộ stack, giảm độ khó trong việc học và nâng cao khả năng hợp tác.

3. Khả Năng Mở Rộng

Node.js hỗ trợ kiến trúc microservices, cho phép các ứng dụng được xây dựng như một tập hợp các dịch vụ nhỏ, độc lập. Cách tiếp cận mô-đun này cho phép mở rộng tốt hơn, vì các dịch vụ riêng lẻ có thể được cập nhật hoặc mở rộng độc lập dựa trên nhu cầu.

5. Hệ Sinh Thái Phong Phú

Node.js có một hệ sinh thái phong phú các thư viện và framework có sẵn thông qua Node Package Manager (npm). Kho lưu trữ này cho phép các nhà phát triển tích hợp chức năng nhanh chóng và giảm thời gian phát triển.

6. Hỗ Trợ Cộng Đồng

Node.js có một cộng đồng lớn và năng động. Điều này có nghĩa là các nhà phát triển có thể tìm thấy nhiều tài nguyên, bao gồm hướng dẫn, tài liệu và hỗ trợ cộng đồng, giúp họ khắc phục sự cố và chia sẻ kiến thức.

II. Nhược điểm

1. Callback Hell

Do tính chất không đồng bộ của nó, Node.js có thể dẫn đến “callback hell”, nơi nhiều hàm callback lồng nhau khiến mã trở nên khó đọc và duy trì. Điều này có thể làm phức tạp trong việc xử lý lỗi và gỡ lỗi.

2. Single-Threaded

Mặc dù Node.js có thể xử lý nhiều tác vụ đồng thời tuy nhiên nó hoạt động trên mô hình single-threaded. Các tác vụ tính toán nặng có thể làm tắc nghẽn vòng lặp sự kiện (event loop), dẫn đến làm giảm hiệu suất.

3. Cập Nhật Thư Viện

Mặc dù hệ sinh thái npm rất phong phú, nhưng một số thư viện có thể không được cập nhật hoặc ổn định như những thư viện có sẵn trong các ngôn ngữ lập trình khác. Điều này có thể dẫn đến vấn đề về tài liệu, hỗ trợ hoặc khả năng tồn tại lâu dài vì không được cập nhật liên tục.

III. Một Số Lưu Ý Khi Phát Triển Ứng Dụng Node.js

1. Sử Dụng Typescript thay cho Javascript

Với việc sử dụng Typescript, nhà phát triển có thể tổ chức mã code theo phương pháp OOP. Phát huy được điểm mạnh của ngôn ngữ lập strong types, tăng cường phát hiện lỗi trong quá trình viết mã, giảm thiểu lỗi khi triển khai, hỗ trợ tốt hơn trong làm việc nhóm.

2. Sử Dụng async/await

Sử dụng Promises và cú pháp async/await để quản lý các hoạt động không đồng bộ thay thế cho callback. Việc này giúp tránh callback hell và làm cho mã code dễ đọc hơn.

3. Modular

Phân chia ứng dụng của bạn thành các mô-đun nhỏ, có thể tái sử dụng, có thể sử dụng kết hợp với các mô hình serverless hoặc microservice. Điều này khá quan trọng khi sử dụng Nodejs xây dụng ứng dụng, Nó giảm thiểu vấn đề quá tải và tối ưu tài nguyên máy chủ (Nguyên nhân từ việc Nodejs (Single-Thread) chỉ sử dụng được 1core của CPU máy chủ)

4. Xử Lý Lỗi

Cẩn thận khi sử dụng các khối try/catch cho các hàm async (Khối try/catch chỉ hoạt động đúng khi await các hàm async) và sử dụng middleware xử lý lỗi tập trung đảm bảo rằng các lỗi được ghi lại và quản lý theo một chuẩn thống nhất (Ví dụ format trả về của API bảo gồm response lỗi và thành công).

5. Triển khai ứng dụng

Các cách phổ biến để triển khai ứng dụng Nodejs.

  1. Sử dụng các nhà cung cấp dịch vụ như Heroku, Vercel, Netlify… (Lưu ý 1 số dịch vụ cung cấp triển khai Nodejs dưới mô hình cloud function nên có thể xảy ra lỗi phát sinh tại môi trường production)
  2. Sự dụng PM2 để triển khai ứng dụng trên máy chủ. Công cụ PM2 có thể hỗ trợ giám sát theo dõi hiệu suất và thông tin lỗi sau khi triển khai (Lưu ý cấp hình PM2 cho phù hợp với môi trường triển khai nên lưu lại cấu hình thông qua tệp cấu hình hỗ trợ bởi PM2)
  3. Sử dụng docker để triển khai lên các dịch vụ hỗ trợ triển khai docker container (Lưu ý có thể sự dụng kế hợp pm2-runtime để giảm độ trễ khi ứng dụng Nodejs cash và tự động khởi động lại)

Lưu ý về số lượng tài nguyên mặc định của Nodejs có thể sử dụng (RAM: 2G, 1 core CPU). Nếu muốn sự dụng nhiều hơn bắt buộc phải thay đổi thông số mặc định

6. Sử Dụng Biến Môi Trường

Lưu trữ thông tin nhạy cảm, chẳng hạn như khóa API và thông tin xác thực cơ sở dữ liệu, trong các biến môi trường thay vì viết trực tiếp vào mã code ứng dụng của bạn. Điều này thêm một lớp bảo mật. Ngoài ra có thể lưu các thông tin này trên các dịch vụ (Ví dụ: AWS Secret Manage, HashiCorp Vault, Azue Key Vault…)

Avatar photo

Clean Code: Nguyên tắc viết hàm trong lập trình…

Trong quá trình phát triển phần mềm, việc viết mã nguồn dễ đọc, dễ hiểu là yếu tố then chốt để đảm bảo code...
Avatar photo Dat Tran Thanh
3 min read

Clean Code: Nguyên tắc comment trong lập trình

Trong lập trình, code không chỉ là một tập hợp các câu lệnh để máy tính thực thi, mà còn là một hình thức...
Avatar photo Dat Tran Thanh
3 min read

Clean Code: Nguyên tắc xử lý lỗi (Error Handling)

Trong quá trình phát triển phần mềm, việc xử lý lỗi không chỉ là một phần quan trọng mà còn ảnh hưởng trực tiếp...
Avatar photo Dat Tran Thanh
4 min read

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *