Neuroplasticity – Change for the better

7 min read

Neuroplasticity (Khả biến thần kinh) là gì?

Bộ não con người là cơ quan phức tạp nhất trong cơ thể chúng ta, và được đặc trưng bởi một khả năng độc đáo gọi là Khả biến thần kinh (Neuroplasticity). Neuroplasticity đề cập đến tính mềm dẻo, khả năng thay đổi của bộ não nhằm thích nghi với sự thay đổi của môi trường. 

Bộ não của chúng ta được hoàn thiện từ những trải nghiệm. Chẳng hạn, so với 20 năm trước, mỗi người chúng ta đều có những thay đổi trong thói quen hành động và suy nghĩ. Sự thay đổi này chính là một biểu hiện của khả biến thần kinh – là sự thay đổi trong cấu trúc não bộ trong lúc chúng ta học, trải nghiệm và thích nghi.

Neuroplasticity

Trước đây, các nhà khoa học thần kinh từng cho rằng bộ não sẽ ngừng phát triển khi con người trưởng thành. Điều này có nghĩa là bất cứ một tổn thương não bộ nào trong thời kì trưởng thành, ví dụ như mất khả năng vận động sau đột quỵ, đều là vĩnh viễn và không thể chữa khỏi.

Tuy nhiên, trong thế kỉ XX, các nghiên cứu về sự phát triển bộ não và khả năng phục hồi chấn thương lại phát hiện rằng bộ não là một “cỗ máy học tập liên tục không ngừng” suốt cuộc đời con người. Đây cũng chính là tính khả biến thần kinh, hay neuroplasticity của bộ não.

Neuroplasticity hoạt động như thế nào?

Mỗi lần chúng ta lặp lại một suy nghĩ, những liên kết nơ-ron nhất định sẽ được củng cố, và mỗi lần một ý tưởng mới xuất hiện thì những liên kết nơ-ron hay cách suy nghĩ mới cũng hình thành.

Khi một đứa trẻ được sinh ra, mỗi tế bào nơ-ron trong vỏ não có khoảng 2500 khớp thần kinh – nơi liên kết các nơ-ron với nhau. Và khi được ba tuổi, số lượng khớp thần kinh tăng lên đến 15000 mỗi nơ-ron thần kinh.

Tuy nhiên, môt người trưởng thành chỉ sở hữu khoảng 7000 khớp thần kinh mỗi nơ-ron. Đó là bởi quá trình “cắt bỏ thần kinh” (synaptic pruning), khi ta có những trải nghiệm mới, một vài mối liên kết sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, trong khi một số khác lại được loại bỏ, tùy vào mối liên kết nào được sử dụng nhiều hơn.

Nhờ vậy, bộ não con người có khả năng thích nghi với những thay đổi bên ngoài của môi trường.

Những loại biến đổi trong hệ thống thần kinh

Khả năng biến đổi trong hệ thống thần kinh có thể được chia thành các biến đổi về hóa học, cấu trúc và chức năng.

Biến đổi hóa học xảy ra trong những giai đoạn đầu khi bạn học một kĩ năng mới, gây ảnh hưởng đến trí nhớ ngắn hạn và sự cải thiện tạm thời trong kĩ năng vận động của con người (motor skill).

Biến đổi cấu trúc là sự thay đổi về sự liên kết giữa các nơ-ron thần kinh, khiến cấu trúc bộ não thay đổi. Sự biến đổi này cần nhiều nỗ lực và thời gian hơn, liên quan đến trí nhớ dài hạn và những sự cải thiện lâu dài trong kĩ năng vận động (motor skill).

Biến đổi chức năng là sự biến đổi của toàn bộ mạng lưới não bộ. Những mạch thần kinh khi đã được sử dụng lặp lại nhiều lần, sẽ dễ bị kích thích và hoạt động kiệu quả hơn khi được kích hoạt.

neuron gif Neuroplasticity
Cách các mạch nơ-ron phát triển sau khi luyện tập

Làm sao để tăng khả biến thần kinh – neuroplasticity?

Thiền chánh niệm (Mindfulness meditation)

Một số nghiên cứu đã phát hiện rằng, thiền chánh niệm có thể giúp gia tăng mật độ chất xám ở vùng hải mã, các vùng trán khác của não cũng như sự gia tăng độ dày thùy não ở các thùy trước.

Cụ thể, tăng chất xám và hồi hải mã bên trái hỗ trợ học tập, nhận thức và ghi nhớ , giúp ghi nhớ các sự kiện tốt hơn và hành vi lưu tâm hơn. Còn sự gia tăng ở đường trước và độ dày vỏ não có lợi cho chức năng nhận thức, sự chú ý và nhận thức về bản thân.

Trong thập kỷ qua, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nếu bạn tập trung chú ý vào hơi thở, não bộ sẽ tự tái cấu trúc để giúp cho việc tập trung trở nên dễ dàng hơn. Ví dụ, nếu bạn thực hành sự chấp nhận bình tĩnh trong khi thiền, bạn sẽ phát triển một bộ não có khả năng phục hồi tốt hơn trước căng thẳng.

Kristoffer Rhoads , một nhà tâm lý học tại Trung tâm Y tế Harbourview cho rằng, nhìn vào kết quả từ 6 đến 12 tháng sau khi thiền từ 20 đến 30 phút mỗi ngày, ta có thể thấy những thay đổi trong não bộ về cả cấu trúc và chức năng.

Thử một thứ gì đó mới

Đã bao giờ bạn thử học một ngôn ngữ mới, nấu một món ăn mới hay học một kĩ năng mới chưa? Nếu chưa, bạn hãy thử làm một thứ gi đó mới nhé! Bởi những hoạt động mới mẻ, dù chỉ đơn giản như việc đi làm theo một con đường mới, cũng giúp tạo nên những liên kết thần kinh mới mẻ và tăng tính linh hoạt của não bộ.

Neuroplasticity

Thể dục hằng ngày

Không chỉ giúp cải thiện sức khỏe, các bài tập thể dục, đặc biệt là các bài tập cardio, cũng có ảnh hưởng tích cực đến chức năng não bộ. Cụ thể, các bài tập cardio có thể giúp tăng thể tích của hồi hải mã – nơi ưu giữ ký ức và định hình nhận thức của con người.

Miễn là bạn tập thể dục, dù là chơi đá bóng, tennis, chạy bộ hay các bài tập aerobic đều có những ảnh hưởng tích cực đến khả năng tạo nên những liên kết mới của bộ não.

Cân bằng stress trong cuộc sống

Theo các chuyên gia, căng thẳng là một phần không thể tránh khỏi của cuộc sống, nhưng để căng thẳng mạn tính mang lại hậu quả đáng tiếc cho sức khỏe bản thân.

Cụ thể, khi con người stress, não bộ sẽ sản xuất nhiều tế bào myelin – một chất giàu lipid bao quanh sợi trục của tế bào thần kinh, tạo thành một lớp cách điện. Và khi myelin được sản xuất ra nhiều trong thời gian dài sẽ làm thay đổi cấu trúc não, giết chết các tế bào não. (Theo nghiên cứu từ Đại học California Gian Berkeley).

 Stress kéo dài cũng có thể khiến não sẽ teo lại dẫn tới suy giảm trí nhớ, khó tập trung hơn trong học tập, công việc, khả năng ghi nhớ và tư duy kém hơn. Hay người bệnh cũng có nguy cơ mắc các bệnh rối loạn trạng thái, rối loạn thần kinh,…

Cách tích cực nhất để giải quyết stress và duy trì bộ não khỏe mạnh là tự thân mọi người tìm cách giảm stress, như ngủ đủ giấc, tập thể dục, kết hợp liệu pháp thư giãn trong cuộc sống hàng ngày, hoặc đến bác sĩ khi cần thiết.

Quản lí giấc ngủ

Những người thông minh là những người dành 1/3 cuộc sống cho việc ngủ. Nghe có vẻ lãng phí, nhưng thật ra, theo các chuyên gia, giấc ngủ rất quan trọng cho sức khỏe và đặc biệt vô cùng có lợi cho não.

Thực tế, khi con người ở trạng thái nghỉ ngơi vô thức sẽ có xu hướng tạo ra những liên kết vô hình, thúc đẩy sự sáng tạo và ý tưởng mới.

Một nghiên cứu từ Đại học Carlifornia tại Berkeley vào năm 2007 cho thấy rằng giấc ngủ giúp có thể giúp con người tăng cường khả năng kết nối các ý tưởng, hình thành nên những sáng tạo mới mẻ sau khi thức dậy. Nhưng nếu không ngủ đủ giấc, khả năng kết nối của não bị hạn chế, dẫn đến trí nhớ kém và khả năng sáng tạo cũng bị kìm hãm.

Bởi vậy, hãy ngủ đủ giấc và đầu tư cho chất lượng giấc ngủ nhé!

Avatar photo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *