Các khái niệm cơ bản về kinh tế (Part 1)

3 min read

Các khái niệm này giải thích các sự kiện xảy ra trong nền kinh tế: hành động và lựa chọn của các nhà kinh tế, quyết định của nhà sản xuất và người tiêu dùng về việc sản xuất và mua hàng. Do đó sự hiểu biết về các khái niệm này rất quan trọng trong việc phân tích và nghiên cứu về các quyết định và hành vi của các nhà kinh tế.

#1 – Scarcity: Sự khan hiếm

“Khan hiếm” là một khái niệm quan trọng trong kinh tế. Nó đề cập đến sự có hạn của các tài nguyên còn nhu cầu của con người lại là vô hạn. Chính sự có hạn của tài nguyên đã làm cho nó có giá trị và trở nên đắt đỏ hơn.

Ví dụ như: dầu và vàng, sự khan hiếm của chúng sẽ làm giảm nhu cầu về chúng.

#2 – Supply Demand: Cung & cầu

Một khái niệm kinh tế quan trọng khác là cung-cầu. Cung đề cập đến số lượng hàng hóa và dịch vụ có sẵn cho người tiêu dùng. Quy luật cung cho rằng giá tăng thì cung cũng tăng, do đó nó chỉ ra đường cung có dạng hướng lên trên. Cầu đề cập đến số lượng hàng hóa và dịch vụ người tiêu dùng sẵn lòng và có khả năng mua. Quy luật cầu cho rằng giá tăng thì cầu giảm, do đó đường cầu có dạng hướng xuống dưới.

Nếu cầu lớn hơn cung, giá hàng hóa và dịch vụ có xu hướng tăng trên thị trường, nhưng giá sẽ giảm nếu cung lớn hơn cầu. Giá cân bằng xảy ra khi cung đáp ứng được cầu.

#3 – Incentives: Khuyến thích

Khuyến khích đề cập đến yếu tố ảnh hưởng đến người tiêu dùng trong quá trình ra quyết định. Hai loại khuyến khích là khuyến khích nội tại và khuyến khích ngoại cảnh. Các khuyến khích bên trong bắt nguồn từ người tiêu dùng mà không có bất kỳ áp lực nào từ bên ngoài, trong khi các khuyến khích bên ngoài phát triển do các phần thưởng bên ngoài.

Ví dụ, việc giảm giá của một mặt hàng là động lực để mua mặt hàng đó.

#4 – Trade-off and Opportunity Cost: Sự đánh đổi và chi phí cơ hội

Sự đánh đổi xảy ra khi một quyết định dẫn đến việc chọn thứ này thay vì chọn thứ khác. Tổn thất phát sinh do không chọn phương án còn lại được gọi là chi phí cơ hội.

Ví dụ, một sự đánh đổi xảy ra khi anh A nghỉ học một ngày ở trường đại học để đi xem phim. Chi phí cơ hội là những gì anh A bị mất khi không học đại học trong một ngày. Ví dụ như: được điểm danh,…

#5 – Economic Systems: Hệ thống kinh tế

Một hệ thống kinh tế bao gồm nhiều thực thể khác nhau tạo thành một cấu trúc xã hội cho phép hệ thống đó: sản xuất, phân bổ nguồn lực và trao đổi sản phẩm và dịch vụ trong một cộng đồng.

Chủ nghĩa tư bản, Chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội và kinh tế thị trường là các loại hệ thống kinh tế.

Tóm lại:
Ba khái niệm kinh tế cơ bản là cung & cầu, sự khan hiếm và chi phí cơ hội. Khi cung và cầu gặp nhau, lượng cầu được đáp ứng bằng lượng cung, và chúng ta có thể nói rằng thị trường đang ở trong trạng thái cân bằng. Sự khan hiếm chỉ ra sự thiếu hụt về tài nguyên. Cuối cùng, chi phí cơ hội là lợi ích bị bỏ lỡ do không lựa chọn một lựa chọn cụ thể nào đó.

Ở phần 2, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm 5 khái niệm trong kinh tế: Các yếu tố sản xuất, Khả năng Sản xuất, Phân tích cận biên, Vòng chu chuyển, và Thương mại Quốc tế.

Source: https://www.investopedia.com/articles/economics/11/five-economic-concepts-need-to-know.asp

Avatar photo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *