Business Analyst – Vài kỹ năng để thành công

4 min read

kỹ năng business analyst

Nhìn nhận trực tiếp vào sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghê thông tin hiện nay, chúng ta thấy rõ rằng Bussiness Analyst hay còn được gọi là Chuyên viên Phân tích Ngiệp vụ đang được coi là một ngành nghề rất hot, thu hút số lượng lớn nhân sự bởi nó hứa hẹn một tương lai thăng tiến, phát triển vô cùng sáng lạng.

Tuy nhiên, với những “tấm chiếu mới” khi vừa bước chân vào nghề này, hẳn sẽ có những thắc mắc kiểu như công việc chính của 1 BA trong team là gì? 1 BA thì cần có những kỹ năng gì để phục vụ cho công việc và làm sao để khẳng định khả năng và dần thăng tiến trong sự nghiệp?

Bản thân là 1 tấm chiếu BA “đang trong quá trình trải”, mình có mò được bài viết này và muốn chia sẻ nó đến mọi người một số kĩ năng mà có thể giúp mọi người trả lời được phần nào những câu hỏi bên trên.

Vì kinh nghiệm và kĩ năng của mình thật sự chưa được “ngon”, nên đây sẽ là một bài post với mục đích chia sẻ để cùng phát triển, không có ý khoe khoang, thể hiện.

Mọi thông tin dưới đây được tham khảo từ trang web: https://intellipaat.com/blog/business-analyst-skills/

Bắt đầu nào!

Kỹ năng Tổng hợp – Thống kê – Dự đoán

Mình nghĩ đây có lẽ là cái rất quan trọng, không chỉ đối với 1 BA mà có lẽ ngành nghề nào cũng cẫn kĩ năng này.

Cụ thể với BA, có lẽ trong những công việc hàng ngày sẽ cần đến việc tổng hợp, thống kê lại những thực trạng hay yêu cầu, từ đó đưa ra các giải pháp và xác suất thành công hay có thể áp dụng của nó. Tất nhiên là việc tổng hợp lại có đầy đủ, hiệu quả thì mới có thể đưa ra những dự đoán về giải pháp chính xác được.

Kỹ năng Lập trình

Cái này thì optional thôi nhé nhưng có nó chính là lợi thế rất lớn đấy. BA cần nắm bắt được thông tin một cách nhanh chóng và chính xác để xác định được đường hướng xử lý, vậy nên nếu BA có thể biết đến một số ngôn ngữ lập trình, hay cách logic được xử lý hay sử dụng được SQL chẳng hạn, sẽ rất thuận lợi trong công việc đấy.

Data Visualization

Cái này là yêu cầu cần có nha, nếu không thì khá là khó để làm việc đấy. Hiểu đơn giản là bạn cần chuyển đổi dạng dữ liệu từ raw data sang kiểu data khác có thể giúp khách hàng hiểu và từ đó đưa ra được chiến lược phù hợp.

Chúng ta có nhiều cách để thực hiện được công việc chuyển đổi này, và như hiện tại mình đang áp dụng diagrams để mô tả các yêu cầu, đây có lẽ là cách đơn giản và dễ hiểu nhất và có lẽ cũng sẽ là dễ thực hiện nhất rồi. Nễu chúng ta chưa biết áp dụng gì để chuyển đổi thông tin thì chắc dùng thử cách này luôn xem sao. Chân ái đấy nhé.

Kỹ năng Giao tiếp

Yeh, cái này là cái không thể thiếu rồi. Công việc của chúng ta là phân tích và đưa ra ý tưởng, vậy nên việc làm sao để mọi người có thể nắm bắt được những thông tin chúng ta đưa ra là vô cùng quan trọng.

Cái gì cũng có 2 chiều đúng không nào, vậy nên nghe hiểu thôi là chưa đủ, phải khiến người nghe hiểu mình nói gì nữa. Nếu không thì quá trình làm việc thực sự sẽ rất vất vả và không đạt hiệu quả cao.

Với mỗi công việc sẽ có những đối tượng tham gia khác nhau, và họ có thể đến từ nhiều nơi trên thế giới và họ cũng sẽ có những cách thức giao tiếp khác nhau. Chúng ta cần cố gắng hết mức để có thể theo kịp họ.

Ví dụ trực tiếp thì đôi lúc mình sẽ có những lần giao tiếp cùng người Ấn Độ bằng Tiếng Anh. Nói chẳng chê đâu nhưng thật sự kinh nghiệm làm việc cùng người Ấn mình rất ít hay đúng hơn thì đây là lần đầu nên nghe không kịp họ nói gì luôn á.

Meeting mà không bật transcript lên là không khác gì điếc. Nhưng dần dần mình có thể theo kịp được tốc độ nói và dịch được họ nói gì, mặc dù vẫn cần sự trợ giúp từ tool. Nhưng có thể thêm một thời gian nữa mình sẽ giao tiếp với họ một cách thoải mái và tự tin hơn.

Nói thế chứ chuyện mình nói người ta chưa hiểu và ngược lại vốn không thể tránh ngay từ những bước đầu, chỉ là mình cần cố gắng để giảm dần cái sự cố đó đi.

Thật ra skill thì còn nhiều, nhưng session 1 đến đây thôi nhé, sẽ sớm có session 2 để chúng ta cùng nhau chia sẻ tiếp. Cảm ơn anh chị em đã đọc bài viết của mình.

iu cả nhà <3

Avatar photo

Clean Code: Nguyên tắc viết hàm trong lập trình…

Trong quá trình phát triển phần mềm, việc viết mã nguồn dễ đọc, dễ hiểu là yếu tố then chốt để đảm bảo code...
Avatar photo Dat Tran Thanh
3 min read

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *