8 bước viết Test Plan hiệu quả!

2 min read

Ở bài viết trước, mình đã giới thiệu cơ bản về Test Plan. Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu quy trình các bước viết 1 Test Plan hiệu quả. Quy trình này sẽ gồm 8 bước như sau:

Bước 1: Phân tích sản phẩm

Để phân tích sản phẩm, người lập kế hoạch test plan có thể dựa vào bộ câu hỏi sau đây:

  • Ai sẽ sử dụng sản phẩm này?
  • Sản phẩm này được dùng để làm gì?
  • Sản phẩm này sẽ làm việc như thế nào?
  • Phần cứng và phần mềm của sản phẩm là gì?

Bước 2: Chiến lược kiểm thử 

Bước 2.1: Định nghĩa phạm vi kiểm thử

Một phạm vi kiểm thử đúng đắn sẽ giúp nắm được những thông tin chính xác nhất về quá trình kiểm thử. Họ sẽ biết chắc chắn những nội dung nào được kiểm thử (in-scope)và những gì không (out of scope) 

Bước 2.2: Xác định loại kiểm thử

Từng testing type được xây dựng để tìm ra một loại bug cụ thể. Tùy theo mỗi loại sản phẩm hay loại tính năng trong giai đoạn test mà người viết plan sẽ chọn các testing type khác nhau. Dưới đây là một số testing type thường gặp:

Bước 3: Xác định mục tiêu kiểm thử

Đối tượng kiểm thử được coi là là mục tiêu tổng thể của toàn bộ dự án test. Cách viết test plan để xác định được mục tiêu kiểm thử là bạn nên rà soát lại toàn bộ tính năng của phần mềm có thể cần được test.

Bước 4: Xác định tiêu chí kiểm thử

Tiêu chí kiểm thử là một tiêu chuẩn hoặc quy tắc để quá trình test sản phẩm được diễn ra đúng chuẩn. Có 2 loại tiêu chí, đó là:

  • Đình chỉ kiểm thử
  • Kết thúc kiểm thử

Bước 5: Hoạch định nguồn lực

Nguồn lực luôn là một phần quan trọng bởi lẽ nguồn lực luôn hữu hạn và khác biệt tùy theo từng project. Các Test manager nên liệt kê và xác định rõ ràng lượng nhân sự cũng như thiết bị cho dự án để lên kế hoạch hợp lý nhất.

Bước 6: Môi trường kiểm thử

Test Environment là một thiết lập của phần mềm và phần cứng mà nhóm kiểm thử sẽ thực hiện các trường hợp kiểm thử. Để cài đặt Test Environment, bạn cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa team Kiểm thử và team Phát triển phần mềm

Bước 7: Lịch trình và dự toán 

Cách viết test plan phần project schedule bao gồm các mục

  • Nhân sự và deadline (theo ngày, theo giai đoạn)
  • Dự toán dự án: Dựa trên dự toán, Test Manager sẽ xác định thời gian dự án hoàn thành để lên lịch trình phù hợp
  • Rủi ro của dự án: Nắm được rủi ro sẽ có phương án dự phòng cũng như thêm đủ thời gian để giải quyết

Bước 8: Phân phối thử nghiệm

Ba loại thử nghiệm có thể phân phối bao gồm:

  • Phân phối trước khi thử nghiệm
  • Phân phối trong quá trình thử nghiệm
  • Phân phối sau khi thử nghiệm

Tham khảo:

Avatar photo

Clean Code: Nguyên tắc viết hàm trong lập trình…

Trong quá trình phát triển phần mềm, việc viết mã nguồn dễ đọc, dễ hiểu là yếu tố then chốt để đảm bảo code...
Avatar photo Dat Tran Thanh
3 min read

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *