Tìm hiểu phương pháp ghi nhớ Feynman

4 min read

Giới thiệu về phương pháp Feynman

Phương pháp Feynman là một kỹ thuật học tập và ghi nhớ kiến thức được nhiều người áp dụng. Đây là phương pháp được phát triển bởi nhà vật lý nổi tiếng Richard Phillips Feynman – người đoạt giải Nobel về vật lý. Tỷ phú Bill Gates là một trong những người áp dụng thành công cách học trên và tới mức đã đặt cho Feynman cái tên: “Người thầy vĩ đại nhất mà tôi từng có”.

Richard Feynman là ai? 

Richard Phillips Feynman (1918-1988) là nhà khoa học, giáo dục người Mỹ gốc Do Thái, từng nhận giải Nobel về Vật lý vào năm 1965. Đam mê, hết mình và trung thực tuyệt đối là những cụm từ miêu tả về vị thiên tài này. Không chỉ là một là nhà vật lý học lỗi lạc, ông còn được nhiều người biết tới bởi công thức học tập hiệu quả, thông minh của mình – và sau này được biết tới với cái tên : “Kỹ thuật Feynman”.

Kĩ thuật Feynman là gì?

Kĩ thuật Feynman là chu trình bao gồm 4 bước, thường được sử dụng trong việc những lý thuyết khó nhằn, ghi nhớ các văn bản tài liệu. Những lợi ích lớn khi áp dụng phương pháp này vào quá trình học tập có thể kể tới như:

  • Giúp hiểu sâu hơn những kiến thức, nội dung đang học
  • Cải thiện kỹ năng trình bày vấn đề và tư duy phản biện
  • Áp dụng kiến thức vào thực tế một cách dễ dàng
  • Đưa ra quyết định sáng suốt, thông minh hơn

Ứng dụng kĩ thuật Feynman

Các bước ứng dụng kĩ thuật Feynman

Phương pháp này có thể được áp dụng trong học tập, nghiên cứu, và thậm chí là trong cuộc sống hàng ngày. Quy tắc thực hiện gồm 4 bước cơ bản như sau:

Bước 1: Đọc, nghiên cứu ban đầu:

Đầu tiên, bạn cần xác định một chủ đề mà bạn muốn học, đặc biệt là chọn các lĩnh vực có tính lý thuyết cao. Việc có được sự lựa chọn rõ ràng sẽ giúp chúng ta bắt đầu từ đâu và xác định được lĩnh vực kiến ​​thức nào chúng ta cần tập trung vào.

Sau đó, tận dụng khả năng tập trung và nghiên cứu các tài liệu, sách giáo khoa liên quan để xây dựng một nền tảng kiến thức vững chắc. Hãy thực sự đi sâu vào nội dung, không đọc lướt qua. 

Bước 2: Viết lại và giải thích

Sau khi đã nghiên cứu thông tin, chuẩn bị một tờ giấy và viết về chủ đề đã nghiên cứu bằng những gì bạn hiểu. Bạn không cần quan tâm đến việc nó đầy đủ hay đúng thứ tự, chỉ cần liệt kê mọi thứ nhận được và định nghĩa lại nó theo những thuật ngữ cơ bản nhất, kèm theo ví dụ minh họa.

Sự đơn giản chính là biểu thị sự hiểu biết, vì vậy hãy sử dụng từ ngữ đơn giản để diễn đạt. Đảm bảo rằng ngay cả một học sinh lớp 6 cũng có thể hiểu những gì bạn viết. Đó là cả một quá trình yêu cầu tính kiên nhẫn và thời gian để phát triển cũng như hoàn thiện.

Bước 3: Xác định những lỗ hổng kiến thức

Trong bước này, việc quan trọng là bạn phải phát hiện và xem xét kỹ lưỡng các khía cạnh chưa hiểu hoặc bị bỏ sót. Liệu các ý tưởng, khía cạnh vừa đưa ra đã thực sự đơn giản, rõ ràng và có tổ chức?

Tiếp theo, hãy dành thời gian quay lại và nghiên cứu lại tài liệu học tập, đặc biệt chú ý đến những phần bạn chưa hiểu. Lấp đầy lỗ hổng kiến ​​thức là một cách để mở rộng kiến ​​thức. Thực tế cho thấy, khi bạn học nhiều hơn, bạn cũng dễ tiếp thu hơn.

Bước 4: Tổ chức lại và đơn giản hoá các thông tin

Quay trở lại bước 1, nghiên cứu kỹ lưỡng các tài liệu mà bạn đã sử dụng, chú ý đến các phần bị bỏ sót hoặc nhầm lẫn trước đó để cải thiện và tối ưu hóa. Điều này giúp bạn hiểu sâu hơn về nội dung mà bạn đã nghiên cứu.

Kỹ thuật Feynman sẽ trở nên hiệu quả hơn nếu người học kiên trì và dành một khoảng thời gian đáng kể để lặp lại các bước trong quy trình.

Tổng kết

Tựu chung lại, Kỹ thuật Feynman là một phương pháp đơn giản, thích hợp cho việc ghi nhớ hay hiểu sâu những môn học thiên về lý thuyết.
Nguồn: https://tanca.io/blog/phuong-phap-ghi-nho-feynman-va-huong-dan-thuc-hanh

Avatar photo

Clean Code: Nguyên tắc viết hàm trong lập trình…

Trong quá trình phát triển phần mềm, việc viết mã nguồn dễ đọc, dễ hiểu là yếu tố then chốt để đảm bảo code...
Avatar photo Dat Tran Thanh
3 min read

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *