Phương pháp ghi nhớ để đạt hiệu quả tốt hơn

3 min read

Có rất nhiều phương pháp để cải thiện khả năng ghi nhớ. Trong bài viết sẽ giới thiệu 4 phương pháp mà thường được mọi người sử dụng.

1. Chủ động gợi nhớ (active recall)

Nếu phương pháp đọc lại là đưa kiến thức vào đầu, thì phương pháp active recall chính là lấy kiến thức ra khỏi đầu để ghi nhớ bằng cách trả lời một loạt những câu hỏi về những điều liên quan.

Để thực hiện bước đầu bạn cần tạo bộ câu hỏi về bài học cần ghi nhớ. Sau đó đi sâu dần, nâng cấp, tạo thêm các bộ câu hỏi để chúng ta có thể hiểu sâu rõ, hơn về vấn đề. Từ đó sẽ giúp chúng ta có 1 cái nhìn tốt hơn, ghi nhớ tốt hơn cho kiến thức đó.

2. Lặp lại ngắt quãng (space repetition)

Quên là một điều tất yếu khi ta ghi nhớ, quá trình này còn được vẽ lại thành biểu đồ như sau:

Trong lúc ghi nhớ, sẽ có thời điểm chúng ta quên và cần học lại. Vậy thời điểm nào là thời điểm tốt nhất để ôn bài?

Theo space repetition thì thời điểm ôn lại bài tối ưu nhất chính là thời điểm chúng ta bắt đầu quên đi những kiến thức học được. Ở những lần ôn tập sau chúng ta sẽ bớt phải ôn tập thường xuyên hơn. Dần dần, đường cong quên lãng sẽ dần dần chuyển từ dốc đứng sang dốc thoải (xem hình dưới), chúng ta sẽ ghi nhớ kiến thức lâu hơn.

Bạn có thể tham khảo và hiểu rõ hơn tại blog này nhé: Chi Nguyễn (The Present Writer)

3. Chơi chữ, ghép từ (pneumonic)

“Khi nào cần may áo giáp sắt nhớ sang phố hỏi cửa hàng Á Phi Âu”

Hầu như mọi người học môn hóa thì đều phải nhớ dãy hoạt động hóa học của kim loại: “K, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Hg, Ag, Pt, Au”. Thực sự rất khó để nhớ nếu không có câu chơi chữ ở phía trên. Đây chính là ví dụ điển hình cho việc chơi chữ để ghi nhớ một đoạn thông tin khô khan kém hấp dẫn.

Việc chơi chữ giúp cho thông tin được tiếp cận một cách dễ dàng hơn, chúng ta có thể dễ dàng ghi nhớ bởi vì nó có thể có những đặc trưng, vần điệu và có ý nghĩa.

4. Không gian hóa trí nhớ

Có những người ghi nhớ bằng hình ảnh là chủ yếu. Họ sẽ học nhanh hơn, ghi nhớ sâu hơn những hình ảnh, không gian dù là thực tế hay vẽ minh họa, thậm chí là từ trí tưởng tượng.

Với phương pháp này chúng ta sẽ hình dung lại những địa điểm, không gian mà mình vô cùng quen thuộc. Đó có thể là căn phòng của bạn, góc cà phê ưa thích,… Miễn là bạn có thể hình dung ra không gian đó một cách dễ dàng.

Tiếp theo đó là tưởng tượng ra bất cứ vật thể nào gợi nhớ được đến thông tin bạn cần ghi nhớ và “đặt” chúng vào trong không gian đó.

5. Sơ đồ tư duy

Bản đồ tư duy (Mindmap) là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. 

Đây là một kĩ thuật để nâng cao cách ghi chép. Bằng cách dùng giản đồ ý, tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình trong đó các đối tượng thì liên hệ với nhau bằng các đường nối. Với cách thức đó, các dữ liệu được ghi nhớ và nhìn nhận dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Thay vì dùng chữ viết để miêu tả một chiều biểu thị toàn bộ cấu trúc chi tiết của một đối tượng bằng hình ảnh hai chiều. Nó chỉ ra dạng thức của đối tượng, sự quan hệ hỗ tương giữa các khái niệm (hay ý) có liên quan và cách liên hệ giữa chúng với nhau bên trong của một vấn đề lớn.

Nguồn tham khảo: https://vietcetera.com/vn/5-phuong-phap-ghi-nho-de-dat-hieu-qua-tot-hon

Avatar photo

Clean Code: Nguyên tắc viết hàm trong lập trình…

Trong quá trình phát triển phần mềm, việc viết mã nguồn dễ đọc, dễ hiểu là yếu tố then chốt để đảm bảo code...
Avatar photo Dat Tran Thanh
3 min read

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *