“Công nghệ lượng tử không chỉ giúp hệ thống tính toán xử lý nhanh hơn, nó còn giúp con người thay đổi cách nhìn về cách số hóa và xử lý thông tin“
I. Giới thiệu
Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển vượt bậc, nhìn chung anh em kỹ sư công nghệ chúng ta vẫn đang loay hoay phát triển các công nghệ như trí tuệ nhân tạo, Blockchain , chip bán dẫn, điện toán đám mây, phần mềm….tuy nhiên để tạo ra được đột phá thực sự, tôi nghĩ chúng ta nên nhìn vào bản chất của thế giới công nghệ và thay đổi cái bản chất, nền móng đó, cũng như việc xây một tòa nhà, muốn đột phá hoàn toàn, ta phải thay đổi nền móng.
Vậy cái nền móng trong công nghệ là gì? Lâu anh em chúng ta vẫn làm việc dựa trên máy tính nhị phân, toàn bộ thế giới công nghệ được số hóa bằng các tín hiệu 0 và 1, vậy làm sao để thay đổi “nền móng” này? Từ rất lâu, các nhà vật lý đã đề ra những lý thuyết về cơ học lượng tử đến máy tính lượng tử, thay đổi hoàn toàn nền móng về công nghệ sau này. Vậy nó thay đổi bằng cách nào, anh em tiếp tục theo dõi phần sau nhé!

Bài viết này sẽ giúp anh em hiểu:
- Nguồn gốc sâu xa của công nghệ lượng tử
- Sự khác biệt giữa máy tính nhị phân và lượng tử
- Tương lai và tiềm năng ứng dụng
II. Nguồn gốc sâu xa của công nghệ lượng tử
1. Tư duy từ thời cổ đại
Từ hàng nghìn năm trước, triết gia Democritus đã nêu ra khái niệm nguyên tử (atomos) – mảnh nhỏ nhất không thể chia tách. Đây là mầm mống đầu tiên cho ý niệm về “lượng tử”. Về bản chất, anh em cứ hiểu những gì vi mô ( chia rất nhỏ ra ) thì đều là lượng tử nhá!
2. Vật lý cổ điển và giới hạn
Đến thế kỷ 17, Newton thiết lập các định luật chuyển động, đặt nền tảng cho cơ học cổ điển. Tuy nhiên, lý thuyết này không thể giải thích các hiện tượng ở cấp độ vi mô, nguyên tử như:
- Bức xạ vật đen
- Hiệu ứng quang điện
3. Sự ra đời của cơ học lượng tử
Thế kỷ XX và Các mốc quan trọng
- 1900: Max Planck đề xuất ý tưởng năng lượng phát ra theo “lượng tử” để giải thích hiện tượng bức xạ của vật đen.
- 1905: Einstein chứng minh ánh sáng được lượng tử hóa thành các hạt photon để giải thích hiệu ứng quang điện.
- 1920s: Bohr, Schrödinger, Heisenberg phát triển đầy đủ cơ học lượng tử từ hai ý tưởng đầu tiên về thuyết lượng tử.
Cơ học lượng tử không phải là bản vá cho vật lý cổ điển – mà là một cách nhìn mới về vũ trụ.
III. Bước chuyển mình: Từ máy tính nhị phân đến máy tính lượng tử
1. Máy tính cổ điển: Sức mạnh của bit
- Dựa trên bit – chỉ có 0 hoặc 1.
- Mọi dữ liệu, AI, hình ảnh, video… đều được mã hóa bằng các chuỗi bit.
2. Máy tính lượng tử: Khai phá thế giới vi mô
- Sử dụng qubit – có thể là 0, 1 hoặc cả hai cùng lúc dựa trên nguyên lý chồng chập. Nhờ tính chất này, một hệ gồm n qubit có thể biểu diễn đồng thời 2n^2 trạng thái, trong khi một máy tính cổ điển chỉ có thể xử lý một trạng thái tại một thời điểm.
- Ngoài ra, các qubit còn có thể liên kết với nhau thông qua hiện tượng rối lượng tử (quantum entanglement), khiến trạng thái của một qubit phụ thuộc tức thời vào trạng thái của qubit khác, bất kể khoảng cách giữa chúng. Khi nhiều qubit rối lượng tử với nhau, khả năng tính toán của hệ thống tăng theo hàm mũ, cho phép xử lý những bài toán mà máy tính cổ điển không thể giải được trong thời gian hợp lý..

So sánh với máy tính nhị phân.
Tính năng | Máy tính nhị phân | Máy tính lượng tử |
---|---|---|
Đơn vị thông tin | Bit (0 hoặc 1) | Qubit (0, 1, hoặc cả hai) |
Tính toán song song | Không | Có |
Tốc độ xử lý | Tuần tự | Mở rộng theo hàm mũ |
Phù hợp với | Nhiệm vụ phổ thông | Mô phỏng, tối ưu, AI |
IV. Ứng dụng và tiềm năng tương lai
1. Bảo mật
- Mã hóa lượng tử (QKD) giúp truyền tin không thể bị nghe lén.

2. Hóa học & Y học
- Mô phỏng phân tử, protein để tạo thuốc nhanh hơn.

3. AI & Học máy
- Tăng tốc quá trình huấn luyện và tìm kiếm tối ưu.

V. Kết luận: Công nghệ của tương lai
Máy tính lượng tử không đơn giản là “mạnh hơn” – nó khác biệt hoàn toàn về bản chất. Túm cái váy lại, ây không chỉ là một bước tiến công nghệ, mà là một bước nhảy vọt tư duy, giúp anh em công nghệ chúng ta mở ra khả năng giải quyết những bài toán mà trước đây chỉ là… giấc mơ.
Với nước ta, công nghệ lượng tử cũng nằm trong danh mục 11 nhóm công nghệ chiến lược, vậy nên đây cũng là lĩnh vực đáng để anh em công nghệ chúng ta khai phá, tuy nhiên nó đòi hỏi kiến thức sâu về vật lý, toán học chứ không đơn thuần là tin hay toán , tin nữa. Mong rằng bài viết sẽ thúc đẩy động lực giúp anh em công nghệ góp phần vào công cuộc phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia nhé, nếu thấy hay giúp mình vài share, tym nhé hihi!!!