Các kỹ năng như giao tiếp, hợp tác, khả năng thích nghi và giải quyết vấn đề – thường được gọi là “kỹ năng mềm” – hiện nay trở nên vô cùng quan trọng đối với thành công trong ngành công nghệ thông tin (CNTT, IT) đến mức một số Giám đốc CNTT (CIO) đã bắt đầu gọi chúng là những kỹ năng cốt lõi. Và mặc dù có nhu cầu tuyển dụng nhân sự IT với các kỹ năng công nghệ “hard” như AI, Kubernetes, RPA và các kỹ năng kỹ thuật khác, những người thiếu kỹ năng cốt lõi sẽ gặp khó khăn trong việc đạt được công việc mơ ước.
67% lãnh đạo nhân sự đã từ chối đưa ra lời mời làm việc vì ứng viên thiếu kỹ năng mềm.
Một nghiên cứu từ công ty tư vấn kinh doanh và công nghệ West Monroe cho thấy hơn ba phần tư (78%) lãnh đạo nhân sự cho biết họ ngày càng tập trung vào việc tìm kiếm nhân viên công nghệ có kỹ năng mềm vững vàng. 67% cho biết họ đã từ chối một lời mời làm việc vì ứng viên thiếu kỹ năng mềm.
“[Các doanh nghiệp] nên tích cực tìm kiếm các chuyên gia công nghệ có khả năng giao tiếp, viết lách và làm việc nhóm để phát triển trong môi trường kinh doanh tích hợp và trở thành những nhà lãnh đạo,” Greg Layok, giám đốc điều hành của West Monroe và trưởng nhóm thực hành công nghệ của công ty, lưu ý trong báo cáo.
Các nhà lãnh đạo IT cho biết khoảng cách về kỹ năng mềm trong một đội ngũ có thể dẫn đến nhiều vấn đề, từ mâu thuẫn hàng ngày trong nhóm, đến việc bỏ lỡ các hạn chót, và kết quả công việc kém.
1. Giao tiếp hiệu quả
Cả kỹ năng giao tiếp bằng lời và không lời đều quan trọng.
Giao tiếp bằng lời có hai phần – lắng nghe và nói. Một chuyên gia IT cần có khả năng lắng nghe chủ động nhu cầu của người khác để xây dựng giải pháp thích hợp cho vấn đề. Họ cũng cần phải có khả năng truyền đạt chi tiết về vấn đề và/hoặc giải pháp cho cả đối tượng kỹ thuật và không kỹ thuật. Làm như vậy sẽ khiến họ dễ tiếp cận hơn và giúp họ xây dựng mối quan hệ tốt với người khác.
Kỹ năng viết và trình bày cũng quan trọng không kém. Khả năng truyền đạt chính xác suy nghĩ và ý tưởng qua văn bản sẽ giúp cuộc sống truyền tải thông điệp dễ dàng hơn và dễ hiểu hơn cho các thành viên khác trong team hoặc cho cấp bậc quản lý.
2. Làm việc nhóm
“Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau”. Teamwork (làm việc nhóm) sẽ giúp mỗi cá nhân giảm bớt áp lực công việc. Tuy nhiên, trong lúc làm việc nhóm khó tránh khỏi những ý kiến trái chiều, mâu thuẫn khiến cho teamwork không hiệu quả. Để làm việc nhóm có hiệu quả thì mỗi thành viên cần rèn luyện những kỹ năng làm việc nhóm cần thiết để xây dựng một nhóm hoàn chỉnh, nhằm đạt được kết quả tốt nhất cho mục tiêu chung.
Teamword hiệu quả là khi điểm mạnh của từng cá nhân được phát huy tối đa và bù đắp qua lại điểm yếu cho nhau, nếu biết học hỏi và support lẫn nhau trong một team IT thì hiệu quả làm việc của team sẽ tăng lên rất nhiều.
3. Khả năng học hỏi
Sự ham học hỏi và tò mò đặc biệt quan trọng vì công nghệ mà các lập trình viên sử dụng ngày nay đang thay đổi với tốc độ nhanh chóng. Các lập trình viên phải luôn sẵn sàng theo kịp các xu hướng mới nhất, thích nghi với công nghệ mới và cam kết học hỏi liên tục.
4. Kỹ năng quản lý thời gian
Quản lý thời gian tốt sẽ giúp bạn đánh giá và lên kế hoạch các task cần làm. Thời gian ước tính cho việc test cũng như fix bugs. Mọi thứ trong tầm kiểm soát sẽ giúp bạn tránh được rủi ro cũng như sẽ không cảm thấy áp lực khi deadline cận kề.
5. Sự sáng tạo
Công nghệ sẽ luôn thay đổi nhanh chóng và các đội ngũ IT cần có khả năng thích nghi linh hoạt với những thay đổi và công nghệ mới, tìm ra giải pháp mới khi cần thiết. Để rèn luyện sự sáng tạo bạn có thể cố gắng nhìn vấn đề ở một góc nhìn mới hoặc thử một cách tiếp cận mới.
6. Vượt qua cái tôi
“Trong công nghệ, bạn sẽ sai – rất nhiều. Bạn sẽ xử lý điều này như thế nào? Bạn sẽ nói, ‘Ồ, tôi sai’ và tiếp tục không? Hay bạn sẽ cố gắng che giấu, giải thích hoặc biện minh cho mình? Lựa chọn sau là độc hại. Không muốn nhận sai và sửa chữa lỗi sai sẽ cản trở khả năng giải quyết vấn đề của bạn.”
7. Trách nhiệm
“Bằng cách nhận trách nhiệm về công việc của mình, và cả những sai lầm của mình, bạn chứng tỏ rằng bạn sẵn sàng học hỏi và phát triển.”
“Khiêm tốn là một phẩm chất tuyệt vời của cả những người đóng góp cá nhân lẫn những nhà lãnh đạo trong các đội ngũ IT. Bằng cách nhận trách nhiệm về công việc của mình, và cả những sai lầm của mình, bạn đang thể hiện rằng bạn sẵn sàng học hỏi và phát triển. Những đội ngũ thiếu trách nhiệm thường không hợp tác tốt với nhau hoặc với các đội ngũ khác.”
8. Tư duy phản biện
Đây là khả năng suy nghĩ một cách có tổ chức và hợp lý để hiểu mối liên hệ giữa các ý tưởng và các sự kiện. Nó cho phép các chuyên gia đưa ra những quyết định hợp lý, thường ảnh hưởng đến sự thành công của các dự án quan trọng hơn. Bạn nên rèn luyện tư duy phản biện để có thể phối hợp và đưa ra giải pháp tối ưu cho quản lý của mình.
9. Sự thấu hiểu và cảm thông
Có một kỹ năng mềm quan trọng mà các đội ngũ IT cần có: khả năng chia sẻ những câu chuyện cá nhân. Việc hiểu biết về nhau sẽ dẫn đến sự thấu cảm, sự thấu cảm tạo ra niềm tin, và niềm tin cho phép các đội ngũ động não, tham gia, tranh luận, cười đùa và thảo luận ý tưởng trong một môi trường an toàn để phát triển các giải pháp. Kết quả là hiệu quả và năng suất cao hơn.”
10. Sự đam mê
“Tôi không quan tâm họ là người có thâm niên hay mới bắt đầu. Sự khác biệt giữa những người giỏi và trung bình trong công nghệ là đam mê – và bạn không nên chi một xu cho người không có đam mê đó.” – Matthew Carswell
Biết cách tạo động lực cho bản thân và tạo động lực cho người khác sẽ giúp bạn có thể duy trì hiệu suất làm việc tốt và kết quả công việc tốt hơn, đồng thời truyền cảm hứng cho các thành viên trong team.
Link tài liệu tham khảo:
https://www.linkedin.com/pulse/top-10-soft-skills-every-professional-should-have-sourav-basak